Kế hoạch Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

26/01/2021  / 427 lượt xem

Ngày 22 tháng 01 năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 279/KH-BVHTTDL về Kế hoạch Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, trong năm 2021, công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung vào các nội dung sau đây:

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện và chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là công tác phòng ngừa tham nhũng; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có vi phạm theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, chỉ đạo bộ phận tham mưu, các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng phải bám sát chỉ đạo của Bộ VHTTDL tại Kế hoạch này, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, đề ra các giải pháp và thời gian thực hiện cụ thể.

- Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Gắn công tác phòng, chống tham nhũng với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Các cơ quan, đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên cơ sở các nhiệm vụ đã giao tại Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” ban hành kèm theo Quyết định số 3729/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 10 năm 2019 và Kế hoạch số 95/KH-BVHTTDL ngày 12 tháng 01 năm 2021 thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2021.

Về đối tượng tuyên truyền, phổ biến: Toàn thể công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ VHTTDL.

Về hình thức tuyên truyền, phổ biến: Tùy theo đặc điểm tình hình, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến cho phù hợp.

3. Thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng:

- Thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị nhất là trong quản lý tài chính, sử dụng tài sản công, công tác đấu thầu, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trách nhiệm giải trình trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ: Ban hành và công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ; triển khai thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

- Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm đảm bảo liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ; thực hiện nghiêm túc các quy định về tặng quà và nhận quà tặng; thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: Triển khai thực hiện Quyết định số 1922/QĐ-BVHTTDL ngày 29/5/2019 Quy định Danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác đối với công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL; xây dựng và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác tại cơ quan, đơn vị; thực hiện và công khai kết quả thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác tại cơ quan, đơn vị.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt.

- Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: Thực hiện kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập khi có các căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng.

4. Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

a) Công tác tự kiểm tra nội bộ: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Mỗi cơ quan, đơn vị thực hiện tự kiểm tra ít nhất một lần trong năm 2021.

b) Công tác thanh tra gắn với đu tranh phòng, chống tham nhũng

Công tác thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; các kết luận, kiến nghị, quyết định sau thanh tra cần phải được chỉ đạo xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định pháp luật.

c) Công tác giải quyết khiếu nại, t cáo hành vi tham nhũng

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các vụ việc liên quan đến tham nhũng phải được giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật (nếu có vi phạm).

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chủ động, trực tiếp giải quyết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo tại cơ sở theo thẩm quyền, giải quyết dứt điểm không để đơn thư vượt cấp.

d) Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các tập thể và cá nhân thực hiện chưa nghiêm.

Kế hoạch yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, trên cơ sở Kế hoạch Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 của Bộ, xây dựng và ban hành Kế hoạch Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 của cơ quan, đơn vị mình chậm nhất vào ngày 15/02/2021 gửi về Thanh tra Bộ để tng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ. Đồng thời thực hiện chế độ báo cáo định kỳ Quý 1, 06 tháng, 09 tháng, báo cáo năm về công tác phòng, chống tham nhũng và gửi về Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ và Thanh tra Chính phủ. Nội dung báo cáo định kỳ về công tác phòng, chống tham nhũng thực hiện theo Mu báo cáo số 03 và Biểu mẫu phụ lục số liệu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Đối với các cơ quan, đơn vị được giao các nhiệm vụ cụ thể tại các Chương trình, Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ VHTTDL, báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ được giao lồng ghép cùng báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng định kỳ.