Đề thi và mẫu Bài dự thi Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng"

22/09/2021  / 1622 lượt xem

I. Đề thi

A. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM

(Ông (bà) khoanh tròn vào câu trả lời mà mình chọn. Lưu ỷ mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án trả lời).

Câu 1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực thi hành khi nào?

a) 01/7/2019

b) 20/11/2018

c) 04/12/2018 d) 23/11/2019

Câu 2. Những quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là?

a) Phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước

b) Kiểm soát xung đột lợi ích

c) Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập

d) Cả 3 phương án trên.

Câu 3. Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?

a) Trong cơ quan, tổ chức của nhà nước

b) Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

c) Trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước

d) Trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Câu 4. Có bao nhiêu hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước?

a) 03 hành vi

b) 05 hành vi c) 07 hành vi  d) 12 hành vi

Câu 5. Trong số những hành vi sau đây, hành vi nào không phải hành vi tham nhũng?

a) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

b) Công chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản

c) Công chức nhũng nhiễu vì vụ lợi

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.

Câu 6. Hành vi nhận tiền, sửa điểm thi là hành vi nào trong số các hành vi sau

đây?

 

a) Gian lận trong thi cử

b) Nhận hối lộ

c) Tiêu cực

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

Câu 7. Tài sản tham nhũng là tài sản nào sau đây?

a) Tài sản do tham ô mà có

b) Tài sản có được từ hành vi tham nhũng, có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng

c) Tài sản do nhận hối lộ mà có

d) Cả ba trường hợp trên.

Câu 8. Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi gì?

a) Trộm cắp

b) Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

c) Tham ô

d) Biển thủ.

Câu 9. Nội dung giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

a) Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định

b) Thẩm quyền ban hành quyết định

c) Nội dung của quyết định

d) Cả ba phương án trên.

Câu 10. Người có chức vụ, quyền hạn không bị cấm việc nào sau đây?

A. Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân

B. Mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp tư

C. Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị

D. Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.

Câu 11. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không bị cấm làm việc nào sau đây?

A. Tuyển dụng con, anh, chị, em ruột vào cơ quan, tổ chức, đơn vị mình

B. Bổ nhiệm vợ (chồng), con giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự

C. Bố trí vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột làm kế toán trưởng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình

D. Làm thủ quỹ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Câu 12. Người có chức vụ, quyền hạn không được nhận quà tặng nào dưới đây của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình?

A. Từ 5 trăm nghìn đồng trở lên

B. Từ 2 triệu đồng trở lên

C. Từ 10 triệu đồng trở lên

D. Không được nhận.

Câu 13. Người được giao thực hiện nhiệm vụ công vụ nếu biết nhiệm vụ công vụ được giao có xung đột lợi ích thì cần ứng xử như thế nào?

A. Phải tạm dừng việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

B. Phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý

C. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công vụ và sau đó báo cáo người có thẩm quyền

D. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công vụ và tránh các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực.

Câu 14ẽ Công việc nào trong số những công việc sau đây có mục đích phòng ngừa tham nhũng?

A. Luân chuyển cán bộ

B. Điều động cán bộ

C. Chuyển đổi vị trí công tác

D. Biệt phái cán bộ.

Câu 15. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác được quy định như thế nào?

A. 02 năm

B. 05 năm

C. 02 đến 05 năm theo đặc thù của từng lĩnh vực

D. 04 năm.

Câu 16. Những vị trí nào sau đây phải được chuyển đổi vị trí công tác?

A. Làm việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ

B. Quản lý tài chính công, tài sản công

C. Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân khác

D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 17. Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác?

A. Người đang bị xem xét, xử lý kỷ luật

B. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử

C. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận D. Cả ba phương án trên.

Câu 18. Việc thanh toán không dùng tiền mặt bắt buộc đối với các khoản thu chi nào sau đây?

A. Trên 2 triệu

B. Trên 5 triệu

C. Lương hàng tháng

D. Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.

Câu 19. Quy định về kê khai tài sản, thu nhập có từ khi nào?

A. 1995

B. 1998

C. 2005

D. 2012

Câu 20. Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập?

A. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ

B. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

C. Thanh tra Chính phủ

D. Tòa án nhân dân tối cao.

Câu 21. Người nào sau đây không phải kê khai tài sản, thu nhập?

A. Thanh tra viên

B. Giáo viên

C. Thẩm phán

D. Giám đốc bệnh viện công.

Câu 22. Người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có bắt buộc phải kê khai tài sản thu nhập không?

A.

B. Không

C. Chỉ những người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước mới phải kê khai.

D. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại tổ chức, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước phải kê khai.

Câu 23. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản nào?

A. Tài sản của mình

B. Tài sản của mình và tài sản của cha, mẹ, vợ, con mình

C. Tài sản của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên

D. Tài sản của mình và tài sản chung với vợ, chồng, con chưa thành niên.

Câu 24. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm những nội dung nào sau

đây?

A. Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập

B. Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm

C. Kiến nghị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập

D. Cả ba phương án trên.

Câu 25. Cán bộ, công chức phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì phải xử lý như thế nào?

A. Tố cáo với cơ quan thanh tra nhà nước

B. Tố cáo với cơ quan điều tra

C. Báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình

D. Cả ba phương án trên.

 

B. PHẦN T LUẬN

Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?

 

 

II. Mẫu bài dự thi

BÀI D THI

TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Họ tên người dự thi:

Ngày tháng năm sinh:

Số căn cước công dân (hoặc số CMT):

Địa chỉ:

Đơn vị công tác:

Số điện thoại liên hệ:

  1. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM

(Ghi phương án trả lời (A, B, c, D) vào ô đáp án tương ứng)

Câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi

Đáp án

Câu 1

 

Câu 10

 

Câu 19

 

Câu 2

 

Câu 11

 

Câu 20

 

Câu 3

 

Câu 12

 

Câu 21

 

Câu 4

 

Câu 13

 

Câu 22

 

Câu 5

 

Câu 14

 

Câu 23

 

Câu 6

 

Câu 15

 

Câu 24

 

Câu 7

 

Câu 16

 

Câu 25

 

Câu 8

 

Câu 17

 

 

Câu 9

 

Câu 18

 

 

 

B. PHẦN T LUẬN

Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?